Chương trình Thách thức GRAFT Việt Nam 2021 tìm kiếm những giải pháp công nghệ giúp thay đổi tương lai nền nông nghiệp Việt Nam.
Cải thiện khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao: Người nông dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ, cần tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao với chi phí phải chăng (chẳng hạn như các loại máy móc, công nghệ phù hợp, nguồn nhân lực, giống cây trồng, phân bón và vốn vay) để có thể đảm bảo tính bền vững và khả năng sinh lời.
Giảm thiểu tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch: Người nông dân cần những giải pháp lưu trữ và vận chuyển lạnh hiệu quả nhằm giảm hao hụt và đảm bảo chất lượng nông sản sau thu hoạch tới tay người tiêu dùng. Đây là một yếu tố cực kì quan trọng để giữ giá trị nông sản, đảm bảo tính bền vững và nguồn cung.
Xây dựng lòng tin của người tiêu dùng: Các doanh nghiệp nông nghiệp cần giải pháp để người tiêu dùng tin tưởng vào doanh nghiệp và sản phẩm, từ đó thấy được những cam kết về VSATTP và đảm bảo chất lượng trong quy trình sản xuất. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để nâng cao giá trị sản phẩm trong xuất khẩu cũng như lưu thông nội địa và góp phần quan trọng trong việc truy xuất nguồn gốc.
Cải thiện khả năng quản lý hoạt động ký kết hợp đồng liên kết và thực hiện hợp đồng liên kết chuỗi giá trị trang trại: Các doanh nghiệp nông nghiệp cần cải thiện khả năng quản lý hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết chuỗi giá trị nhằm kết nối và nắm bắt thông tin với người nông dân tốt hơn, từ đó cải thiện khả năng dự báo sản lượng chính xác hơn. Điều này sẽ làm giảm rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng liên kết và cải thiện phục vụ khách hàng.
Quản lý rủi ro từ thời tiết: Các doanh nghiệp nông nghiệp cần có công nghệ và thiết bị với chi phí hợp lý giúp người nông dân thích ứng với rủi ro từ thời tiết để đưa ra phương án canh tác hợp lý trong lĩnh vực rau, củ, quả, hoa màu, gạo và các loại cây trồng khác. Đây là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng và bền vững cho doanh nghiệp.
Cải thiện hiệu quả chi phí thức ăn chăn nuôi: Các doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản cần kiểm soát hiệu quả chi phí thức ăn và cách thức cho ăn trong nuôi trồng tôm và cá tra, nhằm đảm bảo tính bền vững, thân thiện với môi trường. Điều này rất quan trọng quyết định tính thích ứng của ngành.
Cải thiện chất lượng nước: Nuôi trồng thủy hải sản cần nguồn nước sạch xuyên suốt quá trình – từ đầu vào đến đầu ra – nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản lượng, kiểm soát bệnh dịch và giảm ô nhiễm môi trường.
Thay thế sử dụng kháng sinh và kiểm soát dịch bệnh: Loại bỏ kháng sinh nguồn gốc hóa học và kiểm soát dịch bệnh là rất cần thiết để duy trì sản lượng, năng suất và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Cải thiện khả năng quản lý môi trường: Các đơn vị chăn nuôi cần cải thiện khả năng giám sát và quản lý môi trường chăn nuôi theo thời gian thực và điều khiển từ xa, để có biện pháp quản lý trang trại kịp thời, nâng cao sức khỏe vật nuôi và chất lượng sản phẩm đầu ra.
Giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh: Các đơn vị chăn nuôi cần có giải pháp kiểm sát dịch tễ thú y, hạn chế tối đa khả năng lây lan của dịch bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động cũng như vật nuôi.
Tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi: Các trang trại cần tối ưu hóa sử dụng thức ăn chăn nuôi và phương thức cho ăn trong suốt quá trình sinh trưởng của vật nuôi nhằm duy trì lợi nhuận và tính bền vững của trang trại.
Xử lý mùi hôi tại các trang trại chăn nuôi heo: Các trang trại cần những giải pháp giảm thiểu hoặc xử lý những mùi hôi từ chất thải chăn nuôi, nhằm cải thiện môi trường làm việc của công nhân, xây dựng quan hệ tốt đẹp với người dân xung quanh khu chăn nuôi và đảm bảo lợi nhuận bền vững.
Những doanh nghiệp công nghệ triển vọng được chọn để giải quyết các thách thức cấp bách của ngành nông nghiệp thực phẩm.
Khởi động: ngày 13 tháng 4 tại SYS/VIDA
6 sự kiện trực tuyến giới thiệu công nghệ đổi mới sáng tạo lần lượt diễn ra tại Ấn Độ, Israel, Philippines, Indonesia, Singapore, và Việt Nam - được đồng tổ chức bởi các tổ chức hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh, các nhà đầu tư và mạng lưới doanh nghiệp hàng đầu.
Các quan hệ đối tác quan trọng bao gồm các Nhóm công tác trong ngành (ngành Trồng trọt & Trồng trọt, Nuôi trồng & Thủy sản và Chăn nuôi của Việt Nam), Ban Cố vấn và các Đối tác Đầu tư.
Các giải pháp công nghệ đến từ Việt Nam và 16 quốc gia trên thế giới đưa ra các giải pháp tích cực giải quyết các thách thức của các doanh nghiệp nông nghiệp hàng đầu.
Kết nối và giới thiệu giải pháp tới thị trường Việt Nam.
Kết nối với các khách hàng tiềm năng, các đối tác Nhóm công tác ngành, và các doanh nghiệp tăng trưởng tại Việt Nam để tinh chỉnh giải pháp và mô hình kinh doanh phù hợp với thị trường.
Giới thiệu và trình bày tới các đối tác thương mại và lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp triển vọng và các cố vấn trên thị trường về các kênh tiếp cận mục tiêu.
Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp thị trường Việt Nam và triển khai đội ngũ bán hàng độc lập.
Trình bày giải pháp tới khách hàng, nhà đầu tư và các đối tác tổ chức trong chuỗi kết nối thị trường chuyên sâu kéo dài một tuần.
Đánh giá về kết quả tiếp cận thị trường so với các kế hoạch ban đầu, và báo cáo triển khai giải pháp tại thị trường Việt Nam cùng các đối tác, cố vấn trong suốt chương trình GRAFT.